Tháng năm là tết Đoan Dương
Nhớ ngày Giỗ mẹ Việt thường Văn Lang


Ghi chú: Nguồn Gốc Tết Đoan Ngo: Nếu theo Nông lịch của ông bà ta, mỗi năm của ta bắt đầu từ tháng 11 âm lịch (Một, Chạp, Giêng, Hai…), tức là bắt đầu vào vụ lúa Chiêm. Đầu tháng 5 là kết thúc vụ Chiêm, bước vào đầu vụ Mùa. Đây là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. Như vậy, ngày này là ngày đặc trưng của nền văn hóa lúa nước, khác xa với văn hóa lúa mạch. Vì thế, ngày này là ngày được bắt đầu bởi Việt tộc chứ không phải Hán tộc, mà chúng ta còn gọi là Tết giữa năm (Nguyễn Ngọc Thơ, Phong tục tết Đoan Ngọ Việt Nam: Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng năm rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi tết Nửa năm. Đến đầu Công nguyên, Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là dòng văn hóa quan phương gắn liền với hệ tư tưởng Nho gia và hệ thống chữ Hán. Sự du nhập này góp phần hình thành diện mạo văn hóa cổ điển của Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sau đó. Tết Đoan ngọ được gắn vào khung lý luận chính thống cùng các ý nghĩa, chức năng mang tính quan phương khác, đặc biệt là các quan niệm “tưởng nhớ Khuất Nguyên”, “tưởng nhớ Ngũ Tử Tư”, “tưởng nhớ Trần Luận và Nguyễn Thiệu” v.v. Dù vậy, đại đa số người Việt Nam không biết đến các nhân vật này, và do vậy các hoạt động diễn ra trong ngày tết Đoan ngọ không liên quan đến họ. xem thêm: 30897 <a href=" http://cadaotucngu.com/giaithich/phongtucvntetdoanngo.htm">Tết Đoan Ngọ Việt Nam</a>