Ấy ngày mồng tám tháng ba
Ăn cơm với cà đi hội Chùa Tây.


Ghi chú: Nếu lấy Thăng Long làm tâm điểm, thì đối xứng với Bắc Ninh là tỉnh Sơn Tây. Nếu Bắc Ninh có trung tâm Phật giáo Luy Lâu cổ xưa nhất thì Sơn Tây có chùa Tây Phương là danh lam cổ tự nổi tiếng nhất của Việt Nam. Chùa có tên chữ là Sùng Phước tự, nằm trên đỉnh núi Tây Phương (cao chừng 50 mét), hình núi cong như lưỡi câu nên còn gọi là núi Câu Về niên đại của chùa, sách Danh lam cổ tự đã vin vào bảng lịch sử của chùa mà cho rằng chùa có từ thế kỷ thứ 3. Có lẽ tác giả dựa vào lời tương truyền đời Tấn (265-420) có Cát Hồng đến núi Câu Lậu luyện thuốc tu tiên. Còn theo sách Chùa xưa tích cũ, tác giả căn cứ vào số lượng tượng Hộ Pháp và La Hán: chùa chỉ có 1 Hộ Pháp là Vi Thiên Tướng thay vì 2 vị, và chỉ có 16 tượng La Hán chứ không phải 18 vị như thời Tống nên cho rằng chùa phải được lập thành trong thời Đường (618-936), hay chậm nhất cũng phải trước thời Tống (năm 960 về trước). Dù chùa dựng vào thời nào cũng trên 1000 năm rồi và phải trùng tu nhiều lần. Sử sách có ghi hai lần trùng tu ở cấp quốc gia là năm 1632 đời Lê Thần Tông và năm 1794 đời vua Cảnh Thịnh. Lâu, nay thuộc làng Cần Kiệm xã Thạch Xá huyện Thạch Thất. Nhịn ăn nhịn mặc (ăn cơm với cà) để dành tiền đi xem hội chùa Tây một lần kẻo tiếc. Dự hội chùa vừa được hưởng một ngày vui, vừa được chiêm ngưỡng kiến trúc và điêu khắc tuyệt vời của ngôi cổ tự. Chùa dựng theo hình chữ tam rất độc đáo. Cả ba dãy nhà đều thiết kế kiểu mái hai tầng, ở bốn góc chái đều có mái đao cong vút lên nền trời trông rất mạnh, lại có đắp rồng ngắn ở đầu góc, tạo nét uyển chuyển hài hòa. Về nghệ thuật điêu khắc, chùa có tất cả 77 pho tượng lớn nhỏ bằng gỗ mít, son thếp nhiều màu rất công phu. Đáng kể nhất là tượng Tuyết Sơn, nét nhẫn nại trầm tư nhưng cương quyết hiện rõ trên khuôn mặt gầy gò của người tu khổ hạnh. Các tượng La Hán lớn bằng người thật, mỗi vị mang một dáng điệu, một nét mặt, biểu lộ trạng thái tâm tư khác nhau. Xong hội chùa Tây, ngày hôm sau có hội chùa Thầy ở huyện kế cận. Chùa Thầy trong khu vực núi Sài Sơn, thuộc làng Hoàng Xá xã Phượng Cách huyện Quốc Oai. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc tự, xây năm 1057 đời Lý Thánh Tông, nguyên là một chùa nhỏ do Thiền sư Từ Đạo Hạnh lập ra để tu hành, dân chúng gọi là chùa Thầy để tỏ lòng tôn kính. Có bản khác: Ăn cơm với cà đi hội chùa Thầy.