Giả lễ chúa mường

Từ Ca dao - Tục Ngữ Việt Nam
Phiên bản vào lúc 21:53, ngày 19 tháng 4 năm 2020 của Admin (Thảo luận | đóng góp) (Đã nhập 1 phiên bản)
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Giả lễ chúa mường


Ghi chú: Mường trỏ (chỉ) giống người ở miền sơn cước Hòa bình, Hà đông, Ninh bình, Thanh hóa. Miền núi rừng này khí hậu nặng, nhiều muỗi độc, người đồng bằng tới thường bị ốm sốt triền miên. Người ta thường lầm cho là ma rừng, hay ma Mường hoặc các bà chúa Mường làm ra bệnh, và bày ra cúng lễ để xin tha cho. Trong môn cúng lễ ma Mường cuối cùng thường có việc giả lễ tức là đem vàng bạc (giả) tống tiễn ma. Trái với các việc giả lễ khác, giả lễ chúa Mường người ta không dùng vàng bạc bằng giấy mã, mà lại dùng những cuống lá dong hoặc những thanh trúc mỏng, bẻ theo hình vuông, hình chữ nhật và gọi đó là vàng xanh. Cũng lẽ do sự giả dối đó, mà câu “giả lễ chúa Mường” dùng để chỉ việc làm giả dối không cẩn thận.