Ca dao - Tục Ngữ Việt Nam

Hồ sơ

Các thay đổi

Bình Định có núi (hòn) Vọng Phu

thêm 1.228 byte 16:10, ngày 20 tháng 4 năm 2020
không có tóm lược sửa đổi
Bình Định có núi (hòn) Vọng Phu <br>Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh <br>Em về Bình Định cùng anh <br>Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa<hr>Ghi chú: (*) Phía Nam đầm Đạm Thủy, thuộc địa phận huyện Phù Cát, có núi Bà. Núi choán cả một vùng rộng lớn trên bốn mươi cây số vuông, uy nghi với bao điều kỳ bí. Ngày xưa, núi có tên chữ là Phô Chinh đại sơn (Phô Chinh nghĩa là “bày chiêng”) – núi Bày Chiêng còn gọi là Hòn Chuông (Chung sơn). Nhìn từ xa, Hòn Chuông giống quả chuông úp với nhiều đèo dốc: đèo Nhỏ ở phía bắc, đèo Lớn (còn gọi là đèo Tố Mộ) ở phía nam, đèo Mũi Đá Giăng ở phía đông… Trên đỉnh núi, có hai khối đá, một cao, một thấp trông tựa hình người. Từ phía biển nhìn vào giống hệt một người đàn bà tay dắt đứa con đang đứng ngóng nhìn ra khơi xa. Dân địa phương gọi đó là Hòn vọng phu.

[[Thể_loại:Miền_Trung]]
[[Thể_loại:Ca_dao_theo_vùng]]
[[Thể_loại:Bình_Định]]
[[Thể_loại:Ca_dao_theo_vùng]]
[[Thể_loại:Ca_Dao]]
[[Thể_loại:Quê_Hương]]
[[Thể_loại:Ca_dao_về_đất_nước]]
[[Thể_loại:Đất_Nước]]
[[Thể_loại:Ca_dao_về_đất_nước]]
[[Thể_loại:Núi_Non]]
[[Thể_loại:Ca_dao_về_thiên_nhiên]]
Người dùng vô danh