Ca dao - Tục Ngữ Việt Nam

Hồ sơ

Các thay đổi

Cây che đá chất chập chồng

thêm 1.698 byte 01:01, ngày 20 tháng 4 năm 2020
không có tóm lược sửa đổi
Cây che đá chất chập chồng <br>Biển giăng dưới núi chùa lồng trong mây. <br>Bụi đời không gợn mảy may <br>Chút thân rộng tháng dài ngày thảnh thơi.<hr>Ghi chú: Cũng theo quốc lộ 1, từ Qui Nhơn đi về hướng bắc chừng 35 km, đến thị trấn An Hành, tức huyện lỵ Phù Cát, rẽ phải theo hương lộ đi về đông chừng 24 km thì gặp chùa Ông Núi. Nếu đi đường biển, từ Qui Nhơn xuống thuyền dọc theo đầm Thị Nại về hướng bắc, đến bến đò Phú Hậu. Lên bờ, đi bộ một quãng ngắn gặp chợ Phương Phi tức chợ cửa Thử (còn gọi là Cách Thử) sẽ đến chân núi, lên chùa. Từ đây tới chùa phải qua 11 chặng đường gãy men theo sườn núi, mỗi chặng gồm nhiều bậc đá thiên nhiên xếp sẵn. Chùa dựa lưng vào sườn núi phía nam của ngọn núi Bà cao nhất vùng (1122 mét) thuộc địa phận thôn Phương Phi, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau chùa có khe nước trong vắt chia làm hai nhánh bọc quanh, nhánh lớn lại có nhiều nhánh nhỏ ngoằn ngoèo chảy xuyên qua sân sau, quanh bếp chùa để rồi đổ vào hồ sen trước chùa. Gần chùa có một hang đá rộng, sâu hút vào lòng núi và thông ngầm ra biển, làm cho cảnh chùa tăng thêm vẻ hoang vu và huyền bí:

[[Thể_loại:Miền_Trung]]
[[Thể_loại:Ca_dao_theo_vùng]]
[[Thể_loại:Bình_Định]]
[[Thể_loại:Ca_dao_theo_vùng]]
[[Thể_loại:Ca_Dao]]
[[Thể_loại:Chùa_Chiền]]
[[Thể_loại:Ca_dao_về_đời_sống]]
[[Thể_loại:Tín_Ngưỡng]]
[[Thể_loại:Ca_dao_theo_phong_tục]]
[[Thể_loại:Di_Tích]]
[[Thể_loại:Ca_dao_theo_vùng]]
[[Thể_loại:Thắng_Cảnh]]
[[Thể_loại:Ca_dao_về_thiên_nhiên]]
[[Thể_loại:Lễ_Hội]]
[[Thể_loại:Ca_dao_theo_phong_tục]]
Người dùng vô danh